Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có nguy hiểm chăng?

Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu trong chu kỳ, thậm chí có thể gây chậm kinh.

1. Trọng lượng cơ thể

Quá nhẹ cân là một trong những yếu tố được chứng minh có liên quan tới tình trạng ra ít. Nguyên nhân là do, khi cơ thể quá gầy và nhẹ cân sẽ dẫn đến thiếu các protein và chất béo cần thiết cho hoạt động của hormone gây tác động đến chu kỳ .

Ngoài ra, tăng cân đột ngột hoặc giảm cân quá nhanh cũng có những tác động tương tự tới chu kỳ của chị em.

2. Mang thai

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ biến mất khi họ mang thai. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể thấy hiện tượng ra máu trong thời gian đầu của thai kỳ. Đó thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh bắt đầu làm tổ trong tử cung, chị em rất dễ nhầm hiện tượng này với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ra máu khi trứng cấy vào tử cung sẽ có lượng rất ít và thường biến mất sau 1-2 ngày.

Trong một số ít trường hợp bất thường, chảy máu âm đạo trong khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Vì vậy, nếu biết mình có thai mà thấy hiện tượng ra máu âm đạo, tốt nhất các chị em hãy đi khám để được bác sỹ kiểm tra và tư vấn cách xử trí.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Một số loại thuốc tránh thai hoạt động bằng cách ngăn cản quá trình rụng trứng của cơ thể. Khi không có trứng, lớp niêm mạc của tử cung chỉ bong ra một lớp mỏng, điều này khiến máu ra ít hơn. Dựa vào tác dụng này, các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố thường được kê cho những phụ nữ bị ra máu nhiều khi có kinh nguyệt.

4. Tuổi

Ở tuổi vị thành niên, chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định và có sự thay đổi thường xuyên về cả thời gian và lưu lượng máu trong mỗi chu kỳ. Càng lớn lên chu kỳ của bạn sẽ càng ổn định. Tuy nhiên, đến thời kỳ mãn kinh, quá trình lão hóa và sự thay đổi của các hormone trong cơ thể sẽ khiến lượng máu mỗi chu kỳ ngày càng ít đi và dần dần mất hẳn. Đây hoàn toàn là những thay đổi bình thường của cơ thể.

5. Nuôi con bằng sữa mẹ

Hormone prolactin – một hormone có vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ và ngăn chặn quá trình rụng trứng của cơ thể phụ nữ. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến chu kỳ của bạn bị chậm trong vài tháng hoặc làm giảm lưu lượng máu khi đến kỳ. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì chu kỳ của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn ngừng cho con bú.

6. Stress

Stress (căng thẳng) là nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: Bệnh tim, trầm cảm, đái tháo đường… và nó cũng tác động tới cả chu kỳ của bạn. Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và ức chế quá trình sản xuất các hormone estrogen và progesterone. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu trong chu kỳ, thậm chí có thể gây chậm kinh.

7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng các u nang nhỏ hình thành trong buồng trứng, ngăn cản sự phát triển của trứng và không cho trứng trưởng thành. Điều này dẫn tới tình trạng không có sự rụng trứng hoặc trứng chưa trưởng thành di chuyển vào tử cung ảnh hưởng tới độ dày của thành tử cung và khiến máu ra ít hơn khi đến kỳ.

Ngoài hiện tượng kinh nguyệt ra ít thì tóc tăng trưởng quá nhanh, mụn trứng cá và tăng cân đột ngột cũng có thể là những triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang.

8. Bệnh tăng giáp

Các hormone tuyến giáp có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào. Khi hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn, các hormone sẽ được sản sinh một cách không kiểm soát gây rối loạn hoạt động của cơ thể dẫn đến căng thẳng, lo âu, nhịp tim nhanh, ra mồ hôi nhiều, mất ngủ và tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *