Chú ý 5 điều bạn nên làm sau cơn đau tim

Hành động đơn giản này có thể mang lại hiệu quả không ngờ cho sức khỏe người bệnh.

Biết các dấu hiệu cảnh báo

Tiến sỹ Dr. Patrick O’Gara – Giám đốc y tế của Trung tâm Tim mạch Shapiro tại Brigham, cho biết: “Điều đầu tiên mà tôi khuyên bệnh nhân vừa trải qua cơn đau tim là họ và gia đình cần hiểu rõ về những dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim. Điều này rất quan trong vì nó giúp người bệnh và người thân của họ gọi cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đau tim. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cơn đau tim giúp ngăn ngừa tổn thương ở tim”.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Trong bệnh viện việc sử dụng thuốc có thể thường xuyên thay đổi. Các bác sỹ sẽ điều chỉnh về liều lượng các loại thuốc mà bạn đang được kê, hoặc sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc mới nhằm mục đích điều trị, kiểm soát triệu chứng (như đau ngực) hay kiểm soát các yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol máu).

Bệnh nhân cần trao đổi với bác sỹ để chắc chắn đã biết được hết tên của tất cả các loại thuốc đang dùng, biết cách làm thế nào để mua và khi nào cần sử dụng chúng. Hãy hỏi bác sỹ về tác dụng phụ có thể xảy ra và lý do tại sao cần phải dùng một loại thuốc nào đó.

Thay đổi lối sống

Thực hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác. Bạn nên bỏ hút thuốc lá, điều trị tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu, quản lý cân nặng, ăn các thực phẩm tốt cho tim, tập luyện điều độ.

Tham gia vào chương trình phục hồi chức năng tim

Theo tiến sỹ O’Gara, sau khi xuất viện từ 1 – 2 tuần bạn nên đăng ký tham gia một chương trình phục hồi chức năng tim. Một số bệnh viện hiện nay đã tiến hành các chương trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị tim mạch. Các chương trình này giúp bạn tăng dần mức độ hoạt động thể lực của mình sau khi ra viện, cũng như cung cấp cho bạn và gia đình những thông tin cần thiết về cơn đau tim.

Cải thiện tâm lý sau cơn đau tim
Sau một cơn đau tim, người bệnh thường có những cảm xúc tiêu cực như: Sợ hãi, trầm cảm, lo lắng. Chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập thể dục, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, đến công việc và có tác động tiêu cực đến sự phục hồi của người bệnh. Bởi vậy hãy trao đổi với bác sỹ hoặc một chuyên gia tâm lý để giúp đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn khi được nói được ra những cảm xúc của mình, vì vậy đừng ngại ngần chia sẻ những khó khăn với gia đình và bác sỹ của bạn. Hành động đơn giản này có thể mang lại hiệu quả không ngờ cho sức khỏe người bệnh.

Ngoài dùng thuốc và thay đổi lối sống, người bệnh có thể kết hợp với việc sử dụng các thảo dược tự nhiên để hạn chế tình trạng đau tim. Một số thảo dược quý như Đỏ ngọn, Bồ hoàng… giúp giảm cholesterol, chống viêm và giảm stress oxy hóa từ đó giảm các yếu tố gây cơn đau tim hiệu quả. Người bệnh có thể tìm thấy những thảo dược này trong một số thực phẩm chức năng chuyên biệt cho người bị đau tim.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *